Hiện nay, không những các công trình ở thành phố mà cả ở nông thôn cũng đã khá phổ biến với cách đi ống thoát nước xuyên qua dầm sàn. Bởi phương pháp này mang lại lợi ích về mặt thẩm mỹ cũng như kinh tế. Vậy chi tiết cách lắp đặt ống thoát nước xuyên sàn như thế nào? Cần lưu ý những gì? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.
1. Có nên lắp đặt ống thoát nước xuyên sàn không?
Trên thực tế, việc đặt ống nước xuyên sàn có thể gây ra những sự cố như thấm nước tường nhà, sân thượng, sàn vệ sinh. Vì vậy, trong quá trình thi công phải đảm bảo kỹ thuật chống thấm cổ ống xuyên sàn. Thực hiện các quy tắc chuẩn trong xây dựng để tránh những sự cố kể trên.
Tuy nhiên, có một số trường hợp bắt buộc phải thi công hệ thống ống thoát xuyên sàn như đặt ống trong hộp kỹ thuật, hay thi công hệ thống thoát nước trần trên dưới.
2. Lợi ích của việc lắp đặt ống thoát nước xuyên sàn
So với cách lắp ống thoát sàn thì lắp ống nước xuyên sàn có 2 ưu điểm sau:
Tăng tính thẩm mỹ cho công trình: Mọi đường ống nước đều nằm trong sàn nhà, vừa đẹp vừa hạn chế được những va chạm, tác động từ bên ngoài đến đường ống gây rò rỉ, vỡ ống.
Lắp đặt hệ thống ống thoát nước xuyên dầm sàn rồi mới đổ bê tông sẽ tránh được tình trạng đục sàn bê tông, khó chống thấm sau này.
3. Nguyên tắc lắp đặt ống thoát nước xuyên sàn
Hệ thống ống thoát nước xuyên sàn sẽ nằm cố định trong sàn bê tông. Vì vậy, trước khi lắp đặt, bạn nên cân nhắc, tính toán kỹ lưỡng, sao cho thuận tiện cho việc sửa chữa nếu chẳng may có sự cố xảy ra.
Dưới đây là một số nguyên tắc bạn cần tuân thủ:
- Phải tách biệt hệ thống thoát nước của nhà vệ sinh (bồn cầu, bồn tiểu) với hệ thống thoát nước rửa (lavabo, bồn tắm, sàn).
- Hạn chế tối đa đi đường ống quá dài, nhiều gấp khúc.
- Vị trí lắp đặt dễ dàng, dễ kiểm tra, dễ sửa chữa khi cần thiết.
- Đường ống nước không đi qua phòng ngủ hoặc phòng khách.
4. Các tiêu chuẩn ống thoát nước.
4.1 Tiêu chuẩn về đường kính
Kích thước đường kính ống thoát nước phải lớn hơn đường ống phân nhánh, tương ứng với chất thải tải ra trong tính toán.
Đường kính ống thoát nước thải trung bình là 200mm. Với những công trình có quy mô lớn có thể lên đến 300mm. Với các hộ gia đình thường dao động từ 60 – 125mm, tùy theo vị trí lắp đặt.
4.2 Tiêu chuẩn về độ dốc
Kích cỡ đường ống thoát của bồn cầu, chậu rửa, cống thoát mái khác nhau. Căn cứ vào kích cỡ sẽ tính ra được lượng nước chảy đảm bảo thông suốt trong quá trình sử dụng.
Mời bạn tham khảo bảng đường kính ống đảm bảo độ dốc phù hợp khi lắp đặt ống để nước và chất thải thoát nhanh hơn.
4.3 Vận tốc dòng chảy
Vận tốc dòng chảy phụ thuộc rất nhiều vào chất liệu tạo nên đường ống. Hiện có 3 loại ống sau:
Ống kim loại không vượt quá 8m3/s
Ống phi kim loại 5m3/s
Ống bê tông không quá 1m3/s
Đối với hệ thống cống nước nước lắp đặt để thoát nước mưa thì cần đảm bảo tốc độ chảy từ 7 – 10m3/s.
5. Quy trình lắp đặt ống thoát nước.
Bước 1: Lựa chọn đường kính ống tương ứng
Dựa vào bảng tham khảo phía trên, bạn hoàn toàn có thể chọn được đường kính ống phù hợp. Thông thường, đường ống thoát nước dùng cho các thiết bị bồn tiểu D60mm trở lên. Ống thoát nước chính, ống hầm cầu, bể phốt phải ít nhất D> 90mm. Ống thoát nước chậu rửa mặt D42, Thoát nước sàn nhà vệ sinh D75 hoặc D90.
Bước 2: Ghép cốp pha sàn, dầm
Xác định vị trí lỗ mở theo trục và dầm. Khi ghép ống thoát nước trong hệ thống cốp pha cần phải để ván cốp pha bằng phẳng, không cong vênh.
Độ võng khi thi công tương ứng 3/1000 nhịp của dầm. Khoảng cách với ống thoát nước là 1 – 3mm để tránh tác động, va chạm đến ống làm rò rỉ, nứt vỡ.
Bước 3: Đánh dấu vị trí lỗ mở
Cần đánh dấu các vị trí lỗ mở bằng sơn hoặc mực trên ống cần lắp đặt để thuận tiện cho việc thi công. Đồng thời tránh tình trạng lắp nhầm ống có đường kính khác vào vị trí đó.
Bước 4: Thi công lỗ mở xuyên sàn
Dùng một đoạn ty ren có kích thước đã cắt sẵn vặn vào Ecu được hàn vào bản sắt bắn xuống sàn đặt sleeve vào vị trí đã vạch. Sau đó cố định lại bằng một tấm gỗ giúp giữ chặt ống và làm nắp bịt tránh khi đổ bê tông rơi vào trong sleeve.
Đầu dưới bịt bằng băng dính để tránh bê tông tràn vào trong ống.
Quấn quanh thân ống lớp mút dày 5mm. Việc này thực hiện sau khi có mặt bằng cốp pha, cốp thép sàn.
Thi công lỗ mở xuyên dầm.
Ống đặt xuyên sàn có chiều dài nhỏ hơn chiều rộng của dầm 2cm. Để thuận tiện cho việc thi công luồn ống vào dầm.
Bước 5: Căn chỉnh độ cao cốp pha
Sau khi luồn ống qua dầm, cần căn chỉnh đúng độ cao so với cốt sàn theo bản vẽ. Cố định một đầu ống thật chặt bằng cách buộc vào cốp pha và dùng sợi thép buộc ống vào thanh sắt thép.
Dùng xốp chèn vào đầu còn lại để tránh bê tông lọt vào đường ống và thành dầm. Gây khó khăn khi thông lỗ mở sau.
Bước 6: Hoàn thiện công trình
Thông thường, với những công trình có diện tích sàn < 80m2. Chúng tôi luôn khuyến cáo các đơn vị thi công nên đi 1 đến 2 trục thoát nước mưa D90.
1 trục thoát phân D110.
1 trục thoát sinh hoạt D90 hoặc D110
1 ống thông hơi hầm cầu D60 hoặc D75.
1 ống thoát nước điều hòa D21 hoặc D27
Tất cả các ống thoát phải có độ dốc đảm bảo thoát tốt ra hệ thống thoát nước của khu vực. Từ vị trí ống thoát nước thải đi ra cần qua 2, 3 hố ga và trục ống thoát ra ngoài là ống D114 hoặc D125.
Sửa Chữa Điện Nước Quỳnh Anh vừa giới thiệu đến các bạn những kiến thức liên quan đến phương pháp lắp đặt ống thoát nước xuyên sàn. Nếu còn bất cứ câu hỏi nào cần được giải đáp, hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi qua hotline 0966.799.664 để được hỗ trợ nhé!